- Livescore
- Dự đoán bóng đá - du doan bong da
- Kết quả bóng đá - ket qua bong da
Ths tâm lý Đào Lê Hòa An cho rằng, độ tuổi tiểu học rất thích tìm tòi và khám phá, cái gì không hiểu các bé sẽ hỏi ngay, và vì thế với một số cụm từ "đánh đố" như trên, chắc hẳn sẽ hướng các em đến việc thắc mắc về quyền hành của những "chức sắc" ấy, vô tình lại gieo vào suy nghĩ trẻ thơ những so đo tính toán!
Ngày 16/7, Bộ GD-ĐT chính thức công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học với một số nội dung mới theo định hướng của thông tư 30 (về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học) và mô hình trường học mới (VNEN).
Dự thảo mới có nhiều điều chỉnh trong việc thay đổi cách thức tổ chức lớp học, sĩ số học sinh, yêu cầu đối với giáo viên... Tuy nhiên, nội dung gây tranh cãi nhất trong dự thảo lần này chính là điều 17, trong đó quy định rõ, mỗi lớp học sẽ có chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể HS bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên. Mỗi lớp học chia thành các tổ, ban hoặc nhóm HS, trong đó có tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký.
Chính dòng quy định ngắn gọn ấy cộng thêm việc Bộ GD - ĐT chưa giải thích rõ lý do vì sao lại thay đổi tên gọi lớp trưởng thành một cụm từ lạ hoắc như vậy khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, thắc mắc. Chức vụ chủ tịch hội đồng tự quản làm người khác có cảm giác, những em học sinh cấp 1 nhỏ bé đang trở nên quyền lực, oai phong hơn và trách nhiệm cũng nặng nề, lớn lao hơn trước.
Theo quy định trong dự thảo mới, sắp tới, tên gọi chức danh lớp trưởng ở bậc tiểu học sẽ được đổi thành "Chủ tịch hội đồng tự quản".
Nỗi băn khoăn vì tên gọi "chủ tịch" của nhiều phụ huynh
TS. Đinh Thị Thu Hằng (giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng thời cũng là phụ huynh có con nhỏ học tiểu học) chia sẻ: "Trước đây, chỉ với tên gọi và chức vụ lớp trưởng thôi, nhiều em học sinh đã tự cho mình quyền được đánh đập, dọa nạt, chửi bới các bạn. Tôi không biết rằng việc thay đổi tên gọi lớp trưởng thành chủ tịch hội đồng tự quản có giúp các em thay đổi thái độ trách nhiệm trước tập thể hay không vì đến giờ, Bộ vẫn chưa nói rõ về điều này. Theo tôi, thay đổi tên gọi chỉ là việc làm bình mới rượu cũ. Muốn các em nhỏ sống trách nhiệm, bản lĩnh hơn, chúng ta phải xuất phát từ việc giúp các em nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân mình đến đâu".
"Tôi cũng có con nhỏ nên cảm thấy rất băn khoăn về dự thảo mới này và hy vọng Bộ sẽ có những lý giải rõ ràng hơn về mục đích, cách thức thay đổi tên gọi chức danh của các em", TS. Hằng chia sẻ - (Ảnh: NVCC).
Đồng tình với quan điểm của TS. Hằng nhưng chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, có con trai đang học lớp 5 ở quận 4, TP. HCM lại tỏ ra hết sức lo lắng, cho rằng tên gọi mới có thể làm gia tăng tính kênh kiệu của trẻ nhỏ, khiến các em không nhận thức đúng về trách nhiệm của bản thân.
“Tôi cảm thấy đưa chức chủ tịch áp dụng cho lớp trưởng thì không phù hợp. Chức chủ tịch nghe đúng là oai thật nhưng không nên được sử dụng ở trường học vì tôi cảm giác như nó đang tạo ra sự phân biệt. Ở môi trường bạn bè, gọi chủ tịch, phó chủ tịch nghe quá xa lạ. Tôi nghĩ chức danh đó chỉ nên dành cho công chức nhà nước. Bạn bè với nhau nên gọi lớp trưởng sẽ nghe thân thiện và phù hợp hơn”.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng rất lo lắng sẽ xảy ra các vấn đề tiêu cực trong lớp học khi thay đổi tên gọi chức lớp trưởng thành "chủ tịch" - (Ảnh: NVCC).
“Tôi hơi bất ngờ khi nghe thông tin này, tại sao phải gọi lớp trưởng là chủ tịch, đều đó sẽ tạo ra khoảng cách giữa các thành viên trong lớp với nhau. Về phía tôi, tôi nghĩ vẫn còn nhiều cách gọi khác như đồng chí. Lớp trưởng có thể là đại đội trưởng, còn các bạn sẽ gọi nhau đồng chí thì thấy gần gũi hơn. Nhưng tôi vẫn nghĩ không có chức danh nào phù hợp hơn là lớp trưởng. Một lớp học nhiều chức danh quá sẽ tạo ra sự phân hóa giữa các học sinh với nhau”, anh Nguyễn Minh Đức (SN 1986, quê Hà Tĩnh, hiện sống và làm việc tại TP. HCM) cho biết.
Anh Nguyễn Minh Đức hiện đang có con nhỏ và rất quan tâm đến dự thảo mới của Bộ GD - ĐT.
Chị Trần Thanh Thủy (SN1974, ngụ Hóc Môn, TP. HCM) chia sẻ: “Con trai tôi đang học lớp 1, mấy ngày qua tôi cũng nghe cháu nói, cháu cảm thấy hơi khó chịu khi bạn mình trở nên xa lạ bởi chức danh chủ tịch. Tôi cho rằng đây là một quyết định làm cho các em bị phân hóa và có cảm giác xa lạ. Vì sẽ có nhiều cuộc cạnh tranh, mâu thuẫn vì con tôi nói tụi nó cũng muốn làm chủ tịch, vì chủ tịch nghe rất oai. Tôi nghĩ không nên tên gọi ảnh hưởng đến tình đoàn kết của các cháu cùng lớp”.
Nhiều người đồng tình
Bên cạnh những ý kiến phản đối, nhiều phụ huynh lại tỏ ra khá hài lòng với tên gọi mới mà Bộ GD - ĐT đưa ra. Lý giải về vấn đề này, Ths. Lê Thị Thanh Xuân (giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tâm sự: "Đứng ở tư cách phụ huynh, khi đọc mẩu tin này tôi thấy không có vấn đề gì đáng bàn cãi. Theo tôi hiểu thì chủ tịch hội đồng tự quản chỉ nhằm nhấn mạnh tính tự lập và đề cao trách nhiệm của mỗi em. Tức là mỗi lớp thành lập ra một hội đồng (có sự bầu bán) và chọn ra một em làm chủ tịch, tự chăm lo cho nhau trong phạm vi có thể. Đó là một điều tốt chứ không có gì xấu".
"Tôi nghĩ sau đây Bộ sẽ đề ra quy định cụ thể về cách tổ chức lớp học tự quản cũng như trách nhiệm của người "chủ tịch". Theo tôi tên gọi không quan trọng bằng cách chúng ta giáo dục các em hoàn thành nhiệm vụ của mình ra sao" - bà Xuân nhấn mạnh.
Cùng chung quan điểm này, chị Nguyễn Như Ngọc (Tây Hồ - Hà Nội) chia sẻ: "Mình nghĩ tên gọi mới sẽ khiến các em lớp trưởng nhận thấy mình có trách nhiệm lớn hơn với tập thể, từ đó ý thức được sâu sắc hơn nhiệm vụ của mình. Tôi nghĩ đây là một tên gọi tích cực, có khả năng khiến các em sớm có nếp sống tự lập, tự lực ngay từ nhỏ".
Ths. tâm lý Đào Lê Hòa An kiên quyết phản đối tên gọi mới mà bộ giáo dục vừa đưa ra tỏng dự thảo gần đây.
Trước những ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh, Ths tâm lý Đào Lê Hòa An cho rằng, độ tuổi tiểu học rất thích tìm tòi và khám phá, cái gì không hiểu các bé sẽ hỏi ngay, và vì thế với một số cụm từ "đánh đố" như trên, chắc hẳn sẽ hướng các em đến việc thắc mắc về quyền hành, về quyền lợi của những "chức sắc" ấy, vô tình lại gieo vào suy nghĩ trẻ thơ những so đo tính toán!
"Theo tôi việc dạy cho học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học như thế nào là người sống có tự trọng, danh dự, đạo lý, làm con cháu hiếu thảo trong gia đình, làm công dân hữu ích cho đất nước... thì thực sự quan trọng hơn việc dạy con trẻ thói quen suy nghĩ chức tước quyền hành thông qua những từ ngữ "khó hiểu với cuộc sống đời thường" như vậy" - ông An khẳng định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét