- Cách làm dầu dừa - cach lam dau dua
- Bói tình yêu - boi tinh yeu
- Cung hoàng đạo - 12 cung hoang dao
Giữa cơn mưa tầm tã như trút nước, tiếng khóc ai oán của người thân các nạn nhân xấu số thiệt mạng trong vụ núi lở ở TP. Hạ Long (Quảng Ninh) như vang động lòng người. Vụ tai nạn thương tâm cướp đi mạng sống của cả gia đình anh Cao Tiến Vỹ khiến người dân khu phố đến nay vẫn không khỏi bàng hoàng, xót xa.
Sự cố thiên tai nghiệt ngã
Đêm 27, rạng sáng 28/7, một ngọn núi thuộc tổ 44, xóm 4, phường Cao Thắng (TP Hạ Long, Quảng Ninh) bất ngờ bị lở, đất đá ập vào nhà dân khiến toàn bộ 9 người trong gia đình anh Cao Tiến Vỹ bị vùi lấp.
Theo thông báo mới nhất từ UBND tỉnh Quảng Ninh đến 18h30', đã có 7 người được tìm thấy trong vụ sập nhà vùi lấp 9 người thương vong ở tổ 44, khu 4 phường Cao Thắng (TP.Hạ Long, Quảng Ninh).
Trong đó, ngoài anh Cao Tiến Vỹ (37 tuổi) bị chấn thương sọ não nặng được chuyển đi cấp cứu thì thi thể 6 người khác đã được tìm thấy. Gồm vợ chồng anh trai anh Vỹ là Cao Bá Tiến (1972), Dương Thị Thắm (1976); vợ anh Vỹ - chị Đỗ Thu Hiên (1979) và các cháu nhỏ con của 2 gia đình là Cao Bá Ngọc (1997), Cao Thu Trang (2006) và Cao Thu Hoài (2005).
Hiện còn 2 người là cụ Nguyễn Thị Thược (SN 1940, mẹ anh Vỹ) và cháu Cao Xuân Việt (SN 2001) vẫn mất tích.
Trong đó, ngoài anh Cao Tiến Vỹ (37 tuổi) bị chấn thương sọ não nặng được chuyển đi cấp cứu thì thi thể 6 người khác đã được tìm thấy. Gồm vợ chồng anh trai anh Vỹ là Cao Bá Tiến (1972), Dương Thị Thắm (1976); vợ anh Vỹ - chị Đỗ Thu Hiên (1979) và các cháu nhỏ con của 2 gia đình là Cao Bá Ngọc (1997), Cao Thu Trang (2006) và Cao Thu Hoài (2005).
Hiện còn 2 người là cụ Nguyễn Thị Thược (SN 1940, mẹ anh Vỹ) và cháu Cao Xuân Việt (SN 2001) vẫn mất tích.
Dù mưa lớn, đất đá tiếp tục sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn ra sức đào bới, mong sớm tìm thấy thi thể các nạn nhân xấu số.
Lật từng tảng đất, đá để tìm kiếm nạn nhân.
"Gia đình cụ Thược (bao gồm gia đình của 2 người con trai, mỗi gia đình có 2 vợ chồng và 2 người con) đã tử nạn ngay trong đống đổ nát, chỉ riêng anh Cao Tiến Vỹ (con trai thứ) của cụ thoát chết nhưng phải gánh chịu thương tích trấn thương sọ não khi được người dân cứu vớt kịp thời" - ông Hoàng Quang Hải, Phó chủ tịch UBND TP Hạ Long xác nhận.
Nước mắt hòa lẫn nước mưa
Chứng kiến cảnh người thân ra đi bất ngờ vì thảm họa thiên nhiên, người thân của họ như gào thét trong đau đớn, tuyệt vọng. “Mới hôm qua tôi còn mang cơm sang cho mẹ và dặn mẹ nếu trời mưa bão, xảy ra vấn đề gì thì phải gọi tôi ngay. Thế mà chưa được 1 ngày mẹ đã nằm sâu dưới lòng đất. Ai oán thay khi cả em và cháu tôi cũng bị tử nạn vì trận lũ lụt không ai ngờ đến thế này. Chỉ mong các chú bộ đội, công an tìm được thi thể của gia đình tôi để chúng tôi được làm tròn bổn phận con cháu!”, ông Vũ Ngọc Hưng (con rể cụ Thược) nói trong nước mắt.
Trong khi đó, từ khi biết tin chị Thắm gặp nạn, chị Vũ Thị Hòa (bạn thân của nạn nhân Thắm) như chết lặng. Chị tâm sự: “Ngày nào chúng tôi cũng qua nhà thăm hỏi nhau, miếng cơm manh áo còn sẻ chia vậy mà nhận tin cô Thắm tử nạn ngay trong đống đất đá mà tôi đau xót quá. Cả gia đình cô ấy ra đi sao mà oan ức…”.
"Đây là một trong những cuộc tìm kiếm cứu nạn thương tâm nhất mà tôi từng tham gia, đau xót khi họ đều là người thân ruột thịt trong một gia đình. Khi chúng tôi cầm xẻng, dùng máy xúc gạt đất để tìm kiếm thi thể cũng rất ái ngại vì có thể chạm vào phần da thịt của người đã mất. Nhưng bằng trách nhiệm, tấm lòng và sự thương tiếc dành cho các nạn nhân xấu số chúng tôi vẫn cố gắng tìm được họ với hình hài còn nguyên vẹn để lo hậu sự cho gia đình”, Thượng tá Lê Đình Thương nghẹn ngào.
Thiên tai khắc nghiệt đã khiến gia đình 3 thế hệ ở Hạ Long, chỉ trong thoáng chốc đã phải nằm dưới sâu lòng đất. Suốt buổi sáng nay, khi cầm những chiếc xẻng đào bới, tìm kiếm thi thể nạn nhân, nhiều người đã không cầm nổi nước mắt. Người dân trong tổ dân phố, không ai là không xót thương cho số kiếp bạc mệnh của gia đình nạn nhân.
"Tôi vẫn nhớ khi lật tảng đất đầu tiên lên thì phát hiện xác 3 chú chó của nhà bà Thược nằm dưới gốc cây như vẫn đang đợi chủ thu dọn đồ rồi chạy lũ cùng. Khung cảnh sao mà tan hoang như vậy, thoáng chốc vẫn còn cười nói với nhau vậy mà bây giờ nhìn lại, cả nhà bà ấy, cả đồ đạc, cả vật nuôi đều chìm vào đổ nát" - ông Mạnh, một người sống cạnh gia đình anh Vỹ tham gia công tác cứu hộ chia sẻ.
Khung cảnh tan hoang sau vụ sạt lở.
Hiện tại, công cuộc tìm kiếm các nạn nhân vẫn đang tiếp tục diễn ra. Giữa những cơn mưa xối xả, tiếng khóc của người thân, làng xóm, lực lượng cứu hộ và những giọt nước mắt của họ vẫn không ngừng rơi. Khung cảnh ở tổ 44 chìm trong đổ nát, hoang lạnh, đớn đau khiến những người cầm trên tay cây xẻng đào bới cũng phải lạnh người. Thế nhưng, sau tất cả, ai nấy đều nỗ lực tìm thấy thi thể của người đã khuất để làm trọn đạo nghĩa, tình người.
"Gia đình anh Vỹ sống lương thiện lắm. Chúng tôi thương họ nhưng không biết làm gì, giờ chỉ còn cách gắng sức tìm thấy người đã khuất để đưa họ về nơi yên nghỉ cuối cùng" - anh Vinh, một người hàng xóm của gia đình nạn nhân chia sẻ.
17 người chết, thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng
Trận mưa to kéo dài ba ngày với lượng nước đổ xuống lớn nhất trong vòng 40 năm qua tại Quảng Ninh đã làm 17 người chết, 6 người mất tích, nhiều khu dân cư bị nhấn chìm.
Đến tối 28-7, tại khu vực TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TP Móng Cái, huyện Vân Đồn… vẫn còn mưa vừa đến mưa to. Nhiều khu đồi núi bị sạt lở nghiêm trọng, một số khu dân cư vẫn bị cô lập, gần 3.000 ngôi nhà bị ngập trong mưa lũ.
Đây là cơn mưa lũ lịch sử lớn nhất trong vòng 40 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản cho địa phương. Theo thống kê ban đầu, trận mưa lũ lịch sử gây thiệt hại về tài sản gần 1.000 tỉ đồng.
UBND tỉnh Quảng Ninh đã trích 15 tỉ đồng từ ngân sách cấp cho các địa phương TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, huyện Vân Đồn để hỗ trợ người dân bị thiệt hại, đồng thời hỗ trợ gia đình có người thiệt mạng trong mưa lũ 6 triệu đồng/người, 3 triệu đồng/người bị thương.
Giao thông tê liệt
Trong ba ngày mưa lũ từ 26 đến 28-7, tuyến quốc lộ 18 (đoạn qua tỉnh Quảng Ninh) nhiều lần bị chia cắt vì ngập lụt.
Mưa lớn gây ra hàng loạt điểm ngập úng như thị trấn Mạo Khê (thị xã Đông Triều), phường Quang Hanh, phường Cửa Ông (TP Cẩm Phả), tuyến đường nội thị thuộc TP Hạ Long, đường đi Vân Đồn… Giao thông tại Quảng Ninh tê liệt.
Trên tuyến đường tránh TP Hạ Long (nối huyện Hoành Bồ và TP Cẩm Phả) có một lượng lớn đất đá trôi dạt ra đường.
Nhiều tảng đá nặng hàng tấn lăn xuống phá hủy hệ thống tường, kè bên dưới. Khu vực đường dẫn lên cầu Bãi Cháy dài hơn 500m vẫn ngập sâu trong nước. Tại một số khu vực đồi núi thuộc phường Bãi Cháy (TP Hạ Long) bị sạt lở, đe dọa đến nhiều nhà dân.
Tại phường Mông Dương (TP Cẩm Phả), gần 100 hộ dân phải vội vã chạy khỏi nhà vì bãi chứa xỉ thải Đông Cao Sơn bị tràn, một lượng lớn xỉ thải trôi xuống theo dòng nước ngập vào nhà dân. Ngay sau khi mưa ngớt, toàn bộ 350 người dân được các lực lượng chức năng di dời khỏi khu vực ngập.
Còn ở TP Hạ Long, nhiều khu dân cư vẫn bị chia cắt và ngập lụt sâu như phường Hà Phong, Cao Thắng, Hà Khánh, Việt Hưng, Bãi Cháy, Cao Xanh…
Mưa lũ liên tiếp cũng làm nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị phá hủy. Một trong số đó là tuyến ống D800 Nhà máy nước Diễn Vọng - tuyến ống chính cấp nước sạch cho hai thành phố Cẩm Phả và Hạ Long bị gãy.
Nhiều tuyến ống nước của Xí nghiệp nước Cẩm Phả cùng nhiều trạm bơm nước bị ngập. Hiện Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đang khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để khắc phục sự cố.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét